Return to site

các bệnh không được nhập cư vào canada

các bệnh không được nhập cư vào canada gồm những bệnh nào?

Nếu mắc phải các bệnh không được nhập cư vào Canada, bạn phải điều trị dứt hẳn. Vì khi sức khỏe không đạt chuẩn, việc xét duyệt visa sẽ gặp khó khăn.

Với những ai đang có nhu cầu đi du học hoặc định cư tại Canada thì quy trình và thủ tục giấy tờ trước khi đi là điều đáng quan tâm. Thế nhưng, ngoài những hồ sơ cần chuẩn bị kỹ, một trong những thủ tục không kém phần quan trọng chính là tình trạng sức khỏe. Vậy các bệnh không được nhập cư vào Canada là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thông tin chi tiết về các bệnh không được nhập cư vào Canada? Tại sao cần khám sức khỏe trước khi tư vấn định cư canada

Định cư Canada diện tay nghề Skilled Worker là chương trình của chính phủ Canada nhằm thu hút người lực lượng lao động nhập cư ở nước ngoài có trình độ và kỹ năng nằm trong danh sách các ngành nghề cấp visa định cư tại Canada như: Express Entry, tay nghề kỹ năng liên bang Federal Skilled Worker Program, nhóm tay nghề liên bang Federal Skilled Trade Program.

https://anaimmi.com.vn/dinh-cu-canada/dien-tay-nghe-skilled-worker/

Để có thể nhập cư hoặc đi du học tại Canada hoặc bất kỳ đất nước nào khác, bạn cũng cần chứng minh đạt đủ điều kiện sức khỏe. Ngoài việc bảo đảm quá trình học tập, làm việc và sinh sống tại đây không bị ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, còn ngăn chặn được mầm bệnh có thể lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Cần khám sức khỏe trước khi làm hồ sơ định cư Canada

Các chương trình:

Với đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, ANA Global tự hào là đơn vị đã thành công với hàng trăm bộ hồ sơ trong nhiều năm qua. ANA Global cam kết hỗ trợ Khách Hàng hoàn thành khát vọng phát triển tương lai mới và cuộc sống mới bền vững.

https://anaimmi.com.vn/

Các bệnh không được nhập cư vào Canada

Hiện nay, Canada đưa ra danh sách cụ thể có 2 loại bệnh cấm không được nhập cư vào đất nước này, đó là:

  • HIV/AIDS

  • Các bệnh lây qua đường tình dục (STD): Giang mai, Lậu…

Ngoài ra, còn có những bệnh khác bị cấm như:

Bệnh truyền nhiễm

  • Bại liệt, cúm A/H5N1, dịch hạch, đậu mùa

  • Sốt xuất huyết, tả, sốt rét, sốt phát ban, sốt vàng

  • Viêm đường hô hấp, bệnh do virus Adeno gây ra

  • Bệnh do liên cầu lợn, quai bị

  • Bệnh bạch cầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, viêm não virus, viêm màng não

  • Sởi, tay chân miệng, thủy đậu, thương hàn, uốn ván

  • Rubella, các bệnh về sán như sán dây, sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột, phong

  • Các bệnh do virus Herpes

  • Viêm miệng, viêm tim, viêm ruột

  • Một số bệnh ngoài da nặng như viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Đây đều là những bệnh có thể truyền nhiễm trong cộng đồng cao. Tuy rằng người nhiễm không nhất thiết sẽ phát bệnh, nhưng vẫn có nguy cơ lây truyền cho người khác trong điều kiện môi trường thuận lợi.

Xét nghiệm máu để phát hiện xem mình có các bệnh truyền nhiễm hay không

Bệnh không truyền nhiễm

Đó là các bệnh như: Ung thư, tiểu đường, yếu tim...Những bệnh này tuy không có khả năng lây nhiễm nhưng nhìn chung vẫn có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả xin visa du học hoặc nhập cư.

Trong trường hợp bạn mắc phải các bệnh không được nhập cư vào Canada, bạn buộc lòng phải điều trị đến khi khỏi hẳn. Sau khi đạt yêu cầu ở lần khám sức khỏe thứ 2 tại các bệnh viện Canada theo quy định của chính phủ nước này, mới được nhập cư vào Canada. Quy trình kiểm tra sức khỏe thưởng sẽ có các bước như sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm máu

  • Chụp X-quang

Trước khi có ý định nộp hồ sơ đi du học hoặc tiêu chuẩn định cư canada. Bạn nên khám sức khỏe tổng quát trước 6 tháng tại các bệnh viện lớn trong nước. Nếu phát hiện có bệnh nằm trong danh sách cấm thì hãy tiến hành chữa trị cho khỏi bệnh trước khi đi khám tại các bệnh viện Canada được chỉ định tại Việt Nam.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về các bệnh không được nhập cư vào Canada Câu 1: Viêm gan B có du học Canada được không?

Theo lý thuyết, đây là loại bệnh có khả năng truyền nhiễm cao. Nhưng trên thực tế, một số trường hợp bị viêm gan B nhẹ vẫn có thể cân nhắc xét visa đi du học. Riêng đối với trường hợp nặng, bạn cần điều trị cho bệnh ổn định trước khi quyết định xin visa.

Câu 2: Bị lao có du học Canada được không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là KHÔNG. Vì lao phổi là loại bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, do đó nó nằm trong danh sách các bệnh không được nhập cư vào Canada.

 

Các bệnh truyền nhiễm như lao, phổi không được nhập cư vào Canada

Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe tại bệnh viện Canada

Để giấy tờ được công nhận khi làm hồ sơ xét duyệt visa, bạn cần khám sức khỏe tại các bệnh viện Canada do chính phủ nước này chỉ định. Những trung tâm này có tên gọi là IOM và để đến khám sức khỏe, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • 2 ảnh 4x6 trên nền trắng (Thời gian chụp ảnh không quá 6 tháng)

  • Passport bản gốc và giấy chứng minh nhân dân kèm theo

  • Giấy đăng ký khám sức khỏe theo mẫu

Sau 3 ngày khám sức khỏe bạn sẽ biết được kết quả và IOM sẽ gửi kết quả trực tiếp đến lãnh sự quán để xin xét duyệt.

Gợi ý địa chỉ trung tâm IOM để khám sức khỏe

Nếu ở TP.HCM, các bạn có thể đến những địa chỉ sau đây để tiến hành khám sức khỏe:

  1. Trung tâm sức khỏe IOM

  • Địa chỉ: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP. HCM

  • Điện thoại: 028.3822.2057

  1. Phòng khám Care 1

  • Địa chỉ: 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh

Trong trường hợp bạn ở Hà Nội, vui lòng đến địa chỉ sau đây để khám sức khỏe theo quy định của chính phủ Canada:

  • Địa chỉ: Tầng 23, Tòa nhà 72 tầng Keangnam Hanoi Landmark, Đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm

  • Điện thoại: 024.3766.6258

Trên đây là những thông tin liên quan đến các bệnh không được nhập cư vào Canada. Mong rằng chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.